Tuyển tập tài liệu cách sửa bếp hồng ngoại đơn giản tại nhà

Bạn đang sử dụng bếp hồng ngoại và không may gặp phải các sự cố không mong muốn. Chẳng hạn như bếp hồng ngoại không nhận nồi, bếp hồng ngoại không vào điện, bật bếp hồng ngoại nhưng không nóng, bếp hồng ngoại không nhận cảm ứng,
…  Và rất nhiều lỗi khác nữa. Như bếp hồng ngoại báo lỗi E0, E1, E2, E3, E4, E5, E6…. Hay quạt bếp hồng ngoại không chạy.
Đừng vội mang bếp hồng ngoại ra ngoài sửa chữa, hãy kiểm tra các lỗi sau đây đã nhé. Biết đâu “Tuyển tập tài liệu cách sửa bếp hồng ngoại đơn giản tại nhà” này của chúng tôi có thể giúp ích cho bạn.

tài liệu sửa bếp hồng ngoại

1. Các lỗi thường gặp khi sử dụng bếp hồng ngoài

Ít nhiều trong quá trình sử dụng bếp hồng ngoại bạn có thể bắt gặp 1 hoặc một vài lỗi dưới đây. Bao gồm từ các lỗi thường gặp nhất cho tới các mã lỗi kỹ thuật. Sẽ có những lỗi các bạn có thể tự sửa bếp hồng ngoài tại nhà. Nhưng cũng có mã lỗi bắt buộc phải đem đi bảo hành.

  • Bếp không nhận nồi.
  • Bếp điện vào chập chờn.
  • Bếp đun nhưng không nóng hoặc nóng chậm.
  • Bếp đun được vài phút thì tự tắt.
  • Bếp bật không nên nguồn.
  • Bếp đang đun xì khói, đánh lửa, có mùi khét.
  • Bếp đang đun tự tắt và báo lỗi.
  • Bếp đang đun tự tắt nguồn, chập điện, nhảy aptomat.
  • Bếp không điều khiển được.
  • Bếp đứt dây mayso, cháy bóng đèn Halogen, đứt sợi carbon
  • Bếp bị vỡ mặt kính.
  • Bếp báo lỗi: E0, E1, E2, E3, E4, E5, E6, E7, E8, E9, E, F, L, U…

2. Cách sửa lỗi bếp hồng ngoại báo lỗi E0 – không nhận nồi

Bếp hồng ngoại bản chất là không kén nồi. Vậy tại sao lại gặp tình trạng báo lỗi E0 – không nhận nồi?

Trường hợp này thường xảy ra không phải do bếp hồng ngoại của bạn hỏng. Mà nguyên nhân thường đến từ các loại xong, nồi, hay chảo bạn đang sử dụng. Tức là nồi nấu của bạn đang không phù hợp với bếp. Nguyên nhân chính dẫn tới mã lỗi E0 của bếp hồng ngoại có thể là:

  • Do nồi nấu có kích thước quá nhỏ hoặc quá lớn so với vòng nhiệt của bếp.
  • Do đáy nồi bị cong, vênh không bằng phẳng.
  • Do đặt nồi sai vị trí vùng nấu

Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần thay đổi dụng cụ nấu thích hợp có kích thước phù hợp với bếp và có mặt đáy bằng phẳng là được. Tốt nhất sẽ là các loại nồi nấu có đường kính trên 10cm và nhỏ hơn 26cm, đáy bằng phẳng. Và hãy nhớ đặt đáy dụng cụ nấu nằm vừa vặn trong vòng nhiệt của bếp nhé!

3. Cách sửa bếp hồng ngoại báo lỗi E1, E2, E6 – lỗi cảm ứng nhiệt

Khi bếp hồng ngoại của các bạn đang đun nấu bỗng tắt và báo lỗi E1, E2 hoặc E6 tức là bếp đang bị quá nhiệt. Bộ tản nhiệt xử lý không kịp. Nếu tiếp tục sử dụng sẽ rất nguy hiểm, có thể khiến bếp quá nóng và gây chập cháy nổ.

Trong cấu tạo của bếp hồng ngoại có lắp đặt một bộ phận gọi là cảm ứng nhiệt. Khi phát hiện nhiệt quá nóng, bộ cảm ứng nhiệt sẽ được kích hoạt và tiến hàng ngắt mạch điện để bảo vệ bếp khỏi bị hư. Lỗi này thường xảy ra khi bạn sử dụng bếp trong thời gian liên tục và quá lâu.

Cách khắc phục tình trạng bếp hồng ngoại báo lỗi E1, E2 như sau:

  • Bước 1: Ấn nút ON/OFF để tắt bếp, ngừng ngay công đoạn nấu nướng để bảo vệ bếp khỏi tình trạng quá nhiệt. Tuy nhiên đừng vội rút nguồn điện để quạt tản nhiệt bên trong bếp hoạt động.
  • Bước 2: Sau khi bếp nguội hẳn, hãy rút điện và kiểm tra xem lổ thoát hơi của quạt tản nhiệt có bị dầu mỡ bịt kín không? Vệ sinh sạch sẽ lỗ thoát hơi để bếp thoáng khí

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp bếp hồng ngoại không nóng nhưng vẫn báo lỗi E1, E2, E6. Tình trạng này xảy ra có thể do bạn đã ép bếp sử dụng quá nóng và lâu ngày gây nên. Lúc này rất có thể bếp của gia đình bạn đã cháy chập hoặc hư mạch bên trong nên cảm biến không hoạt động. Với trường hợp này, tốt nhất là nên mang ra ngoài để sửa chữa. Bạn không nên tự sửa nếu không có kinh nghiệm và không phải thợ sửa chữa điện tử nhé!

4. Cách sửa bếp hồng ngoại báo lỗi E3 – lỗi quạt tản nhiệt

Nếu một ngày bạn đang đun nấu, bỗng thấy bếp hồng ngoại gặp tình trạng báo lỗi E3 thì tức là quạt tản nhiệt của bếp đang gặp vấn đề. Nó có thể hoạt động không hiệu quả hoặc bị hỏng. Với lỗi hỏng quạt tản nhiệt này các bạn có thể xử lý như sau:

  • Bước 1: Ngắt nguồn điện
  • Bước 2: Vệ sinh khu vực quạt tản nhiệt xem có bị cuốn theo bụi, rác hay dầu mỡ không. (Đặc biệt là những sợi tóc. Chúng rất dễ mắc vào quạt khiến nó bị kẹt, cháy két)
  • Bước 3: Cắm lại nguồn điện và kiểm tra xem quạt có hoạt động được nữa không. Nếu bếp hồng ngoại vẫn còn báo lỗi E3 thì có lẽ quạt tản nhiệt của bếp đã hỏng và cần thay thế mới. Trong trường hợp này nếu bạn không có kinh nghiệm và không phải thợ sửa chữa điện tử thì tốt hơn hết nên mang bếp ra ngoài sửa chữa nhé!

Ngoài ra, lỗi E3 ở bếp hồng ngoại có thể xuất hiện ngay cả khi bạn không bật bếp. Lỗi này thường được chuẩn đoán là do bo mạch đường tiếp hồi có lỗi. Với tình trạng này thì chắc chắn các bạn không nên tự sửa chữa bếp hồng ngoại tại nhà. Hãy mang bếp ra ngoài để bảo dưỡng và thay mới quạt tản nhiệt nhé!

5. Cách sửa bếp hồng ngoại báo lỗi E4, E5 – điện áp không ổn định

  • Bếp hồng ngoại báo lỗi E4 là dấu hiệu của điện áp thấp quá mức quy định của bếp.
  • Bếp hồng ngoại báo lỗi E5 là dấu hiệu của điện áp quá tải. Khi nguồn điện vào bếp hồng ngoại vượt quá 260V, bếp sẽ ngừng hoạt động và hiển thị ký hiệu E5 để cảnh báo rằng sự hoạt động này là không an toàn.

Như vậy, khi bếp hồng ngoại xuất hiện 2 lỗi này các bạn hãy nhanh chóng tắt bếp. Đồng thời kiểm tra ngay lại nguồn điện xem có ổn định không. Tốt hơn hết là nên sử dụng một bộ ổn áp để ổn định nguồn điện đi vào bếp. Như vậy sẽ khắc phục được tình trạng này một cách hiệu quả và an toàn. Bếp hồng ngoại sẽ sử dụng được ổn định, không còn báo lỗi E4, E5 nữa.

6. Cách sửa bếp hồng ngoại báo lỗi E7, E8 – hở điện

  • Khi thấy bếp hồng ngoại báo lỗi E7 tức là bo mạch điện tử đang bị hở.
  •  Còn bếp hồng ngoại báo lỗi E8 tức là bếp bị hở điện trở

Khi gặp 2 lỗi E7, E8 này, các bạn nên nhanh chóng tắt bếp và rút nguồn điện. Sau đó tiến hàng kiểm tra sơ bộ. Và xác định nguyên nhân để xem có thể sửa bếp hồng ngoại tại nhà không?

Tuy nhiên, phần lớn khi gặp 2 lỗi này thì thật tiếc các bạn sẽ không thể tự sửa chữa tại nhà được. Vì mã lỗi này liên quan tới bo mạch bên trong bếp. Nếu không có kiến thức về kỹ thuật điện tử mà tự ý mở bếp ra xem sẽ càng làm vấn đề nghiêm trọng hơn. Tốt nhất các bạn hãy liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc mang ra ngoài tiệm sửa chữa để được kiểm tra và khắc phục nhé.

7. Cách sửa bếp hồng ngoại báo lỗi E9 – nhiệt độ trong bếp mất kiểm soát

Khi thấy bếp hồng ngoại đang sử dụng mà xuất hiện mã lỗi E9. Các bạn có thể dự đoán là do 2 nguyên nhân sau:

  • Do đèn báo độ nóng không hoạt động
  • Do dụng cụ nấu có đế không bằng phẳng (Khá giống với mã lỗi E0 – không nhận nồi)

Với mã lỗi E9 này các bạn có thể sửa bếp hồng ngoại nhanh chóng tại nhà bằng cách sau:

  • Bước 1: Ấn ON/OF để tắt bếp
  • Bước 2: Thay đổi dụng cụ nấu có đáy bằng phẳng

Trường hợp do đèn báo độ nóng không sáng thì bạn nên tắt bếp và kiểm tra lại đèn báo. Khi đèn báo sáng lại thì màn hình sẽ không báo lỗi nữa.

8. Cách sửa bếp hồng ngoại không nhận cảm ứng

Trong quá trình sử dụng, sẽ có một số trường hợp các bạn gặp phải tình trạng bếp hồng ngoại không nhận cảm ứng hay bếp hồng ngoại không điều khiển được. Tình trạng này có thể tới từ các nguyên nhân sau:

  • Do bếp đang ở trạng thái khóa
  • Do mặt bếp bẩn, ướt hoạc tay ướt
  • Do sự cố về nguồn điện
  • Do lỗi bo mạch bên trong bị hỏng cảm ứng

Nhìn chung nếu không phải lỗi do bo mạch điện tử thì các bạn hoàn toàn có thể khắc phục sửa bếp hồng ngoại tại nhà. Cách xử lý như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra nguồn điện xem có bị lỏng không
  • Bước 2: Kiểm tra mặt bếp có bị bẩn không. Có bị nước bắn vào không. Và hãy lưu ý lau tay khô trước khi sử dụng nút cảm ứng nhé.
  • Bước 3: Nếu đèn đã báo sáng mà bếp không nhận cảm ứng thì hãy kiểm tra xem bếp có đang ở tình trạng “khóa trẻ em” / “khóa an toàn”‘ không? Nếu có, bạn chỉ cần tắt chế độ này đi là có thể sử dụng lại bếp bình thường.

Sau khi kiểm tra và khắc phục các lỗi trên mà bếp hồng ngoại vẫn không nhận cảm ứng thì rất có thể bo mạch bên trong bếp đã bị hỏng hóc. Lúc này các bạn để ý xem bảng điện tử bếp hồng ngoại có báo lỗi E3 hay E7, E8 không. Hầu hết các trường hợp liên quan tới bo mạch bên trong bếp các bạn sẽ phải mang tới trung tâm bảo hành hoặc tiệm sửa chữa.

9. Cách sửa bếp hồng ngoại mất nguồn, nguồn điện chập chờn

Bếp hồng ngoại mất nguồn hay nguồn điện chập chờn nếu nguyên nhân không phải do ổ điện bị lỏng thì chắc chắn bếp của bạn đã bị hỏng hóc ở bo mạch chủ. Cụ thể hơn là cháy hỏng cầu trì hoặc chập IC. Trong trường hợp này, mình khuyên các bạn không nên tháo bếp ra kiểm tra làm gì cả. Trừ khi bạn có kiến thức về điện tử và có đủ dụng cụ để sửa chữa. Tốt hơn hết là mang tới bếp ra tiệm sửa chữa chứ đừng mất công tháo rỡ tung tóe ra nhà.

10. Kinh nghiệm dùng bếp hồng ngoại bền lâu

Để tránh gặp phải các lỗi ở bếp hồng như vừa kể trên. Trong quá trình sử dụng bếp các bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau đây nhé!

  • Để bếp nơi khô thoáng tránh xa các nguồn nhiệt khác. Đặc biệt là không dùng cùng lúc bên cạnh bếp gas.
  • Nên nấu bếp theo từng lượt riêng lẻ. Mỗi lượt nấu bếp nên cho bếp nghỉ từ 5 – 10 phút là tốt nhất.
  • Khi bếp hồng ngoại xuất hiện các lỗi cảm ứng nhiệt E1, E2, E6 thì không nên tiếp tục ép bếp nấu nữa mà nên cho bếp nghỉ ngơi. Sau đó kiểm tra lại bộ tản nhiệt để đảm bảo bếp hoạt động tốt cho lần sử dụng kế tiếp.
  • Hãy chắc rằng cường độ dòng điện của bếp phù hợp với nguồn điện gia đình bạn đang dùng. Tốt nhất nhà bạn nên có ổn áp để ổn định được nguồn điện và kéo dài tuổi thọ của bếp hồng ngoại
  • Bếp hồng ngoại có công suất lớn >2000 W. Vì thế bạn cần sử dụng ổ cắm điện riêng. Không dùng chung với các thiết bị điện khác như tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện… để tránh nguy cơ cháy nổ hoặc chập mạch điện.
  • Không mở nhiệt độ cao khi bật bếp. Cách tốt nhất là bạn mở bếp ở mức công suất thấp rồi tăng dần nếu cần thiết.
  • Dùng nồi có kích cỡ phù hợp. Nồi chảo có đáy phẳng và đường kính từ 10 cm – 26 cm là thích hợp nhất
  • Hãy nhớ lau khô đáy nồi trước khi đặt lên bếp hồng ngoại

Trên đây là một vài lưu ý giúp mọi người sử dụng bếp hồng ngoại hiệu quả nhất. Hy vọng đã mang tới những thông tin hữu ích giúp các bạn dễ dàng xác định mã lỗi và sửa bếp hồng ngoại đơn giản tại nhà.