Dùng bếp từ có tốn điện không? 5 Mẹo dùng bếp từ tiết kiệm điện

Bếp từ là loại bếp đang chiếm tỷ lệ sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vì giá thành để mua một chiếc bếp từ sử dụng trong gia đình không quá lớn. Hơn thế sử dụng bếp từ để đun nấu thay thế bếp gas còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng. Điển hình nhất chính là tính an toàn. Bếp từ giảm nguy cơ cháy nổ gấp nhiều lần so với bếp gas. Hơn nữa khi đun nấu lại rất sạch sẽ, không tạo khói hay khí C02 độc hại cho sức khỏe. Tuy nhiên vẫn còn một yếu tố khiến người tiêu dùng băn khoăn “Không biết có nên dùng bếp từ không?” Đó chính là chi phí dùng bếp từ hàng tháng. Liệu dùng bếp từ có tốn điện không? 1 tháng tốn bao nhiêu tiền điện?

Bếp từ có tốn điện không?

Thực tế thì đây là câu hỏi của rất nhiều người khi có ý muốn chuyển từ bếp ga hay các loại bếp truyền thống khác sang bếp từ. Vậy sự thật nấu ăn bằng bếp từ có tốn điện không? Trong bài viết này mình sẽ giải đáp thắc mắc này của mọi người. Đồng thời chia sẻ 5 mẹo sử dụng bếp từ ít tốn điện nhé!

1. Tâm sự của người tiêu dùng về tiền điện 1 tháng dùng bếp từ

Trước khi đưa ra lời giải đáp thuyết phục thì mình muốn chia sẻ với các bạn về tâm sự của một người tiêu dùng khi được đặt ra câu hỏi “Dùng bếp từ có tốn điện không?”

“Từ khi gas lên giá, gia đình tôi đã bỏ bếp gas dùng bếp từ. Trung bình mỗi tháng tiền điện nhà tôi khoảng 500.000 đồng/1 tháng. Bao gồm tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt, máy bơm nước, bếp từ, đèn, bàn ủi. Lúc trước dùng gas khoảng 1,5 tháng là hết 1 bình. Tốn khoảng 300.000-350.000 đồng. Bây giờ dùng bếp từ chỉ hết khoảng 100.000 đồng tiền điện 1 tháng thôi.”

Trên đây là tâm sự của 1 người tiêu dùng khi so sánh giữa việc dùng gas và dùng điện để đun nấu thức ăn. Kết quả cho thấy, so với chi phí dùng gas thì nấu ăn bằng bếp từ tiết kiệm điện hơn rất nhiều. Hơn nữa bếp từ còn có nhiều ưu điểm trong nấu ăn. Ví dụ như:

  • Thời gian nấu cực nhanh.
  • Có nhiều chế độ nấu ăn được cài đặt sẵn
  • Không mất quá nhiều thời gian để canh lửa như bếp gas
  • Có thể bật điều hòa hoặc bật quạt ngay trong bếp

Dùng bếp từ tiết kiệm điện hơn bếp gas

Như vậy, có thể thấy rằng dùng bếp từ không hề tốn điện như nhiều người lo lắng. Chính xác, dùng bếp từ tốn bao nhiêu tiền điện? Hãy cùng mình giải bài toán dưới đây nhé!

2. Dùng bếp từ 1 tháng hết bao nhiêu tiền điện?

Các bạn đã biết cách tính số điện tiêu thụ khi sử dụng bếp từ chưa? Đây sẽ là lời giải đáp chính xác nhất để các bạn biết bếp từ tốn bao nhiêu tiền điện 1 tháng.

  • Một chiếc bếp từ có công suất tiêu thụ điện là 2000W – 2200W.
  • 1 số điện = 1KW = 1000W
  • 1kWh = 2.300 đồng (tính trên thang giá điện trung bình của nhà dân)

Như vậy, nếu sử dụng bếp từ để đun nấu liên tục trong 1 giờ sẽ tiêu tốn số tiền điện như sau:

  • Nếu đun với mức công suất tối đa 2200W thì 1 tiếng liên tục hết 5.060 đồng tiền điện.
  • Nếu đun với mức công suất tối đa 2000W thì 1 tiếng liên tục hết 4.600 đồng tiền điện.
  • Nếu đun mức công suất trung bình 1000W thì 1 tiếng liên tục hết 2.300 đồng tiền điện.
  • Nếu đun mức công suất trung bình 800W thì 1 tiếng liên tục hết 1.840 đồng tiền điện.

Qua đây cũng giải đáp được thắc mắc của một số người cho câu hỏi “Bếp từ 2000w có tốn điện không?” Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng bếp từ với tối đa công suất như vậy. Mức công suất trung bình thường là 800W – 1000W. Thời gian đun nấu trung bình là 3 tiếng. Như vậy chi phí dùng bếp từ 1 tháng là khoảng 50 – 70.000 đồng. Với những gia đình dùng nhiều hoặc có thói quen dùng với mức công suất đun cao hơn thì 1 tháng sẽ hết khoảng 100.000 đồng tiền điện cho việc sử dụng bếp từ.

Dùng bếp từ 1 tháng hết 100K

Tóm lại, mọi người hãy yên tâm mua bếp từ và sử dụng. Vì chúng rất tiết kiệm.

3. Bếp từ hay bếp điện tốn điện hơn

Cùng với bếp từ thì một số khác hàng lại băn khoăn “bếp từ hay bếp điện tốn hơn?”

Bếp điện ở đây là bếp hồng ngoại. Đây là một loại bếp có hình dáng bên ngoài khá giống với bếp từ. Tuy nhiên lại có nguyên lý hoạt động khác nhau. Bếp từ sử dụng nguyên lý sinh nhiệt của từ trường (dòng điện Fuco). Còn bếp hồng ngoại sử dụng nguyên lý bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại. Vậy bếp từ tốn điện hơn hay bếp hồng ngoại tốn điện hơn?

Nếu xét trên mức công suất sử dụng thì bếp từ và bếp hồng ngoại có công suất tiêu thụ điện tương đương nhau. Tuy nhiên khi xét trên hiệu suất sử dụng thì dùng bếp từ sẽ tiết kiệm hơn bếp hồng ngoại khoảng 30%. Vì lý do sau:

  • Hiệu suất dùng để đun nấu của bếp điện từ đạt tới 90%, được đánh giá là cao nhất. Vì nhiệt năng được truyền trực tiếp đến đáy nồi mà không bị thất thoát ra môi trường xung quanh.
  • Trong khi đó, bếp hồng ngoại chỉ đạt hiệu suất khoảng 65%. Lượng nhiệt thất thoát ra bên ngoài là khá nhiều. Nên chắc chắn thời gian đun nấu sẽ lâu hơn và sẽ tốn điện hơn.

Tóm lại, dùng bếp từ tiết kiệm điện hơn bếp hồng ngoại.

4. Bếp từ nấu lẩu có tốn điện không?

Rất nhiều quán ăn, cửa hàng lựa chọn bếp từ để nấu lẩu. Trong quá trình chọn mua bếp, chủ cửa hàng cũng không quên hỏi “Bếp từ nấu lẩu có tốn điện không?” Qua những chia sẻ phía trên thì có lẽ mọi người cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi này rồi đúng không?

Dùng bếp từ ăn lẩu vừa an toàn vừa tiết kiệm điện

Nếu bạn đang có ý định mở quán lẩu thì chắc chắn đã có câu trả lời rồi đó. Dùng bếp từ để kinh doanh nhà hàng lẩu được cho là giải pháp an toàn và tiết kiệm điện nhất hiện nay. Hãy yên tâm lựa chọn bếp từ ăn lẩu tốt nhất về để sử dụng nhé!

5. Cách sử dụng bếp từ ít tốn điện

Như vậy là các bạn đã biết đáp án cho câu hỏi “Dùng bếp từ có tốn điện không?” rồi nhé! Nhằm giúp người tiêu dùng tiết kiệm điện tối ưu hơn nữa trong quá trình sử dụng bếp từ để nấu ăn. Ngay sau đây sẽ là những kinh nghiệm, những mẹo nhỏ để sử dụng bếp từ ít tốn điện nhất. Hãy cùng xem đó là cách gì nhé!

5.1. Sử dụng chế độ nấu ăn được cài sẵn của bếp từ

Một trong những tính năng tuyệt vời của bếp từ là được cài sẵn các chế độ nấu ăn thông dụng nhất. Chính vì thế, cách sử dụng bếp từ tiết kiệm điện đầu tiên mà mình muốn chia sẻ tới các bạn chính là sử dụng các chế độ nấu ăn được cài sẵn của bếp từ.

5.2. Không dùng chế độ nhiệt cao

Rất nhiều người cứ nghĩ nhiệt lớn thì sẽ giúp món ăn chín nhanh hơn. Thế nhưng thực tế không hẳn như vậy. Nhiệt quá to sẽ khiến món ăn nhanh bị cháy khét, làm mất đi lượng dinh dưỡng cho món ăn. Vì thế, các bạn không nên chọn mức nhiệt cao để đun nấu quá lâu. Cho dù đó là món nào. Thay vào đó, khi lượng nhiệt đã đủ, bếp đã nóng đểu, bạn nên chọn mức nhiệt vừa khoảng 800 – 1000W để nấu ăn. Như vậy sẽ hiệu quả mà không làm tốn nhiều điện năng.

5.3. Dùng nồi, chảo phù hợp

Các bạn biết đấy, bếp từ chỉ nhận nồi, chảo có đáy làm từ vật liệu nhiễm từ tính. Vì thế, nếu bạn dùng nồi chảo không phù hợp bếp sẽ không thể bắt nhiệt hoặc bắt nhiệt lâu. Như vậy sẽ khiến tốn thời gian hơn, tốn điện hơn. Vì thế, khi đun nấu với bếp từ các bạn hãy lưu ý lựa chọn nồi chảo phù hợp nhé! Đồng thời nên lựa chọn những sản phẩm có đáy bằng phẳng để khả năng bắt nhiệt nhanh nhất.

Bên cạnh đó, kích cỡ đáy nồi không thích hợp với vòng nhiệt cũng làm giảm hiệu suất đun nấu của bếp từ. Lời khuyên dành cho bạn là nên dung nồi chảo có đường kính tốt nhất từ 10 tới 26 cm. Đồng thời các loại nồi, chảo có đáy dày và phẳng sẽ giúp hấp thu nhiệt tốt, tỏa nhiệt đều, tiết kiệm điện năng hơn.

5.4. Tắt bếp vài phút trước khi hoàn tất món ăn

Bếp từ sau khi tắt nguồn vẫn lưu lại một lượng nhiệt nhất định. Với một số món ăn, khi gần chín các bạn có thể áp dụng cách tắt bếp trước khoảng vài phút để tiết kiệm điện. Lượng nhiệt tỏa ra sau khi tắt bếp vẫn đủ để làm chính hoàn toàn món ăn của bạn. Tuy nhiên cách tiết kiệm điện cho bếp từ này sẽ không phù hợp với một số món ăn như món chiều nhiều dầu mỡ đâu nhé. Vì nấu món chiên chưa chín hẳn thì ăn rất dễ đau bụng. Hoặc giải sử bạn tắt bếp nhưng vẫn để đồ trên chảo thì lượng dầu mỡ sẽ ngấm ngược lại món ăn. Lúc này chắc chắn món ăn sẽ rất ngấy, có hại cho sức khỏe.

Một số món ăn mà các bạn có thể tắt bếp trước vài phút có thể là món canh, món soup, món xào,…

5.5. Nhớ ngắt điện bếp từ khi không đun nấu

Một số người có hỏi mình rằng “bếp từ không rút điện có tốn điện không?” Mình xin trả lời như sau:

Mặc dù các chuyên gia luôn khuyên rằng không nên rút điện ngay sau khi đun nấu xong. Bạn nên tắt bếp (ấn nút ON/OFF) sau đó để bếp nghỉ khoảng 15 – 30 phút. Trong khoảng thời gian này quạt tản nhiệt bếp từ vẫn tiếp tục hoạt cho tới khi bếp nguội hẳn. Đây là hành động tuy rất nhỏ nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn trong việc duy trì tuổi thọ cho bếp từ. Thế nhưng, sau khi bếp đã nguội các bạn nhớ ngắt điện bếp từ nếu không có nhu cầu sử dụng tiếp nhé. Bởi vì, cho dù không đun nấu nhưng bếp từ vẫn sử sẽ tiêu thụ một lượng nhỏ điện năng cho bảng mạch báo đèn led. Vậy nên muốn tiết kiện điện một cách tối ưu nhất hãy nhớ ngắt điện hoàn toàn khi không dùng bếp nữa nhé!

5.6. Thường xuyên vệ sinh bếp từ sạch sẽ

Bếp từ bẩn là một trong những nguyên nhân dẫn tới khả năng truyền nhiệt kém. Lúc này hoạt động của bếp từ sẽ không đạt hiệu suất tối ưu nhất. Chính vì thế, các bạn hãy nhớ vệ sinh bếp từ thường xuyên nhé. Mặt bếp từ đều được làm từ các loại kính có khả năng chịu nhiệt rất tốt, đồng thời cho khả năng lau chùi rất dễ dàng. Sau khi đun xong, chờ bếp nguội các bạn hãy rút điện và sử dụng một miếng khăn mềm là có thể vệ sinh bề mặt bếp từ một cách đơn giản mà hiệu quả nhất.

Như vậy là mình vừa chia sẽ với các bạn về những cách sử dụng bếp từ để tiết kiệm điện tối ưu nhất. Mặc dù đây là những hành động rất nhỏ và đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Hoặc chưa có thói quen làm theo. Nếu bạn đang thực sự quan tâm tới vấn đề “dùng bếp từ có tốn điện không?” Thì chắc chắn nên chú ý hơn tới những mẹo nhỏ này để mang lại hiệu quả dùng bếp từ an toàn và tiết kiệm điện nhất nhé!