13 mã lỗi bếp từ thường gặp & cách sửa bếp từ bị lỗi tại nhà

Đã bao giờ bạn đang sử dụng bếp từ mà bỗng dưng bếp lại báo các lỗi E, E0, E1, E2, E3, E4, E5, E6…. chưa? Hoặc các sự cố bếp từ khác như bếp từ không nóng? Bếp từ không nhận nồi? Hay lỗi bếp từ chạy ngắt liên tục? Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn về các lỗi bếp từ thường gặp và cách sửa bếp từ bị lỗi tại nhà nhé!

13 mã lỗi bếp từ thường gặp

 

1. Bảng các mã lỗi bếp từ thường gặp

Bếp từ là loại bếp đang được người tiêu dùng sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù đây là loại bếp an toàn và tiết kiệm điện. Sử dụng bếp từ rất tiện dụng trong việc nấu ăn hàng ngày. Tuy nhiên sẽ có lúc bạn gặp phải một số sự cố bếp từ không mong muốn. Lỗi này có thể phát sinh từ lỗi của nhà sản xuất, do bo mạch điện tử. Nhưng cũng có thể do một yếu tố khách quan bên ngoài nào đó.

Để khắc phục xử lý lỗi bếp từ trước hết bạn cần xác định xem đó là lỗi gì? Nguyên nhân do đâu? Sẽ có những mã lỗi bếp từ dễ dàng khắc phục tại nhà. Nhưng cũng có những mã lỗi phải mang ra ngoài thợ sửa chữa. Sau đây là bảng tổng hợp các mã lỗi bếp từ thường gặp và cách xử lý nhanh mà các bạn có thể áp dụng.

Mã lỗi bếp từNguyên nhânGiải pháp xử lý
Bếp từ báo lỗi lỗi E, E0, UBếp trống, nồi không phù hợpĐặt nồi phù hợp lên bếp
Bếp từ báo lỗi E1Bếp từ báo lỗi quá nhiệtTắt bếp, để bếp nghỉ ngơi
Bếp từ báo lỗi E2Dụng cụ nấu đặt trên bếp lâu mà không có thức ănCho thức ăn vào đun nấu bình thường
Bếp từ báo lỗi E3Nguồn điện thấp hơn 170VKiểm tra nguồn điện đầu vào
Bếp từ báo lỗi E4Nhiệt độ dụng cụ nấu vượt 280 độ C, nguồn điện quá cao.Tắt bếp, để bếp nghỉ ngơi
Bếp từ báo lỗi E5, E6, E7, E8Trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt, cảm biến nhiệt có vấn đề hoặc quạt gió không hoạt độngTắt bếp, để bếp nghỉ ngơi, kiểm tra quạt tản nhiệt
Bếp từ báo lỗi E9Nhiệt độ trong bếp mất kiểm soát, nhiệt độ đáy nồi quá caoTắt bếp, thay đổi dụng cụ nấu
Bếp từ báo lỗi EFBáo bề mặt ướtTắt bếp, lau khô bề mặt bếp
Bếp từ báo lỗi ADĐáy nồi không bằng phẳng, tiếp xúc vùng nấu không ổn định, nhiệt độ đáy nồi quá caoKiểm tra dụng cụ nấu
Bếp từ báo lỗi HNhiệt độ mặt kính hơn 60 độ C ở chế độ bật bếpTạm ngưng dùng bếp, để bếp nguội đi. Thông báo tự mất khi nhiệt độ mặt kính dưới 60 độ C

2. Các bước xử lý lỗi bếp từ tại nhà

Bên trên là bảng mã lỗi bếp từ thường gặp nhất. Ở một số loại bếp từ của các hãng khác nhau có thể gặp thêm một số mã lỗi khác. Ví dụ như bếp từ bị lỗi h1, h2, h3, hay f1, f2, f3… Các mã lỗi bếp từ này có nguyên nhân do nhiệt độ bếp bất thường. Hoặc do cảm biến nhiệt có vấn đề. Để khắc phục các sự cố bếp từ này các bạn hãy thực hiện theo các bước sau đây để kiểm tra nhé.

Bước 1: Kiểm tra dụng cụ nấu có phù hợp không

Bếp từ chỉ chấp nhận nồi và chảo có đáy được làm từ vật liệu nhiễm từ. Vì thế, bước đầu tiên để xử lý lỗi bếp từ tại nhà mà các bạn nên làm đó là kiểm tra sự tương thích của nồi với bếp. Nên chọn nồi chảo đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Nồi có đáy dày vừa phải và làm từ vật liệu nhiễm từ. (Nam châm có thể hút)
  • Nồi có đáy phẳng, đường kính đáy lớn hơn 10 cm và nhỏ hơn 26 cm
  • Không nên dùng nồi có đáy quá mỏng, dễ làm cháy thức ăn và tăng khả năng bếp từ báo lỗi quá nhiệt dụng dụ nấu

Bước 2: Kiểm tra nguồn điện có ổn định không?

Nếu bạn đã chắc chắn mình sử dụng dụng cụ nấu phù hợp. Bước tiếp theo hãy kiểm tra nguồn điện cấp cho bếp từ có ổn định hay không. Điện áp quá cao hoặc quá thấp đều có thể làm ảnh hưởng tới sự hoạt động của bếp từ. Hoặc không có điện thì chắc chắn bếp từ sẽ không lên nguồn. Sau đây là một số lưu ý trong bước kiểm tra nguồn điện mà các bạn có thể thực hiện theo:

  • Không dùng bếp từ chung ổ điện với các thiết bị điện khác. Chỉ nên dùng 1 bếp từ với 1 ổ điện.
  • Nên lắp đặt thêm Aptomat để sử dụng bếp từ an toàn nhất
  • Nên sử dụng ổn áp, li oa để tránh tăng, giảm điện áp bất thường gây ảnh hưởng tới quá trình sử dụng bếp từ

Bước 3: Vệ sinh bếp và quạt tản nhiệt

Bụi bẩn, dầu mỡ bám trên bếp từ cũng là một trong những nguyên nhân khiến bếp từ xảy ra các tình trạng bị lỗi. Chẳng hạn như:

  • Cặn chất bám trên bề mặt bếp làm giảm sự tiếp xúc của bếp với nồi chảo
  • Quạt gió bị bụi ẩn, dầu mỡ che mất lỗ thoáng thông gió

Chính vì thế, để bếp từ hoạt động ổn định nhất và tránh các sự cố bếp từ xảy ra thì mọi người đừng quên lau chùi, vệ sinh bếp từ thường xuyên nhé! Đặc biệt là kiểm tra phần quạt gió. Tránh để dầu mỡ hay vật thể lạ làm che mất khả năng thông thoáng, tỏa nhiệt của bếp. Hãy luôn nhớ, nhiệt độ là kẻ thù số 1 của thiết bị điện. Với một sản phẩm tạo ra nhiệt thì càng cần chú ý để đảm bảo sự an toàn và kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm.

Vệ sinh bếp và quạt tản nhiệt

Trên đây là 3 bước xử lý lỗi bếp từ đơn giản nhất tại nhà. Nếu vẫn không được thì vấn đề có thể do các lỗi sau:

  • Cảm biến nhiệt trong bếp bị lỏng hoặc đã bị hỏng
  • Quạt gió bị lỏng hoặc bị cháy, hỏng
  • Bo mạch điện tử bị hỏng

Với những sự cố bếp từ này bạn chỉ còn cách liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc mang ra thợ sửa chữa để được khắc phục.

3. Cách xử lý lỗi bếp từ không nhận nồi (E, E0, U)

Bếp từ hoạt động trên nguyên lý của dòng điện Fuco tạo ra từ trường và sinh nhiệt. Vì thế, bếp từ rất kén nồi. Nó chỉ nhận dụng cụ nấu có đáy được làm bằng vật liệu nhiễm từ. Vậy nên trong một số trường hợp sử dụng bếp từ các bạn có thể gặp phải hiện tượng bếp từ báo lỗi không nhận nồi.

  • Hiện tượng: Bảng led báo lỗi E, E0 hoặc U kèm theo lỗi bếp từ kêu tít tít
  • Cách xử lý: Thay nồi mới phù hợp với bếp từ. Không sử dụng nồi, chảo có đáy làm từ vật liệu không nhiễm từ. Hoặc nồi, chảo có đường kính đáy nhỏ hơn một 1/2 vòng từ của bếp. Chú ý đặt đáy nồi vào đúng vị trí vùng nấu.

lỗi bếp từ không nhận nồi (E, E0, U)

 

*** Dụng cụ nấu thích hợp dùng cho bếp từ là nổi chảo có đáy làm từ vật liệu nhiễn từ. (Kiểm tra bằng cách xem nó có hút nam châm không. Nếu có hút thì dùng được cho bếp từ). Đồng thời dùng nồi, chảo có đường kính trên 10cm và nhỏ hơn 26cm, đáy bằng phẳng để đem lại hiệu suất sử dụng tốt nhất.

4. Cách xử lý bếp từ báo lỗi quá nhiệt (E4, E5, E6, E7, E8, E9)

Khi bếp từ báo các mã lỗi E4, E5, E6, E7, E8, E9 thì thường là do lỗi về nhiệt độ quá nóng. Bếp từ đang bị mất kiểm soát nhiệt. Nguyên nhân có thể là do:

  • Dùng dụng cụ nấu không thích hợp hoặc đun nấu quá lâu với nhiệt độ cao khiến nhiệt độ đáy nồi quá cao.
  • Cảm biến nhiệt của bếp từ có vấn đề khiến nó không kiểm soát được nhiệt độ khi đun nấu
  • Quạt tản nhiệt gặp trục trặc không hoạt động hoặc tản nhiệt không kịp

bếp từ báo lỗi quá nhiệt (E4, E5, E6, E7, E8, E9)

Với các mã lỗi trên, bếp từ có thể kèm theo tiếng kêu bíp bíp gián đoạn. Hoặc tiếng bíp gấp. Nhìn chung, khi gặp trường hợp bếp từ báo các mã lỗi như trên, mọi người hãy khắc phục sự cố như sau:

  • Bước 1: Ấn nút ON/OFF để tắt bếp, ngừng ngay công đoạn nấu nướng để bảo vệ bếp khỏi tình trạng quá nhiệt. Tuy nhiên đừng vội rút nguồn điện để quạt tản nhiệt bên trong bếp hoạt động.
  • Bước 2: Sau khi bếp nguội hẳn, hãy rút điện và kiểm tra xem lỗ thoát hơi của quạt tản nhiệt có bị dầu mỡ bịt kín không? Vệ sinh sạch sẽ lỗ thoát hơi để bếp thoáng khí
  • Bước 3: Sau khi bếp nguội hãy bật bếp trở lại và kiểm tra xem các mã lỗi bếp từ đã kể bên trên có còn không. Nếu bếp từ vẫn còn báo lỗi thì rất có thể bo mạch điện tử bên trong đã bị hỏng. Hoặc quạt tản nhiệt bị hỏng. Trường hợp này bạn cần liên hệ trung tâm bảo hành hoặc mang bếp ra thợ sửa chữa.

5. Cách xử lý lỗi bếp từ không nóng

Bếp từ không nóng có thể do nguồn điện cấp cho bếp từ bị lỗi. Thứ nhất là do không có điện nguồn. Thứ hai là do điện áp quá thấp không đủ tải. Với lỗi bếp từ này thường xảy ra khi các bạn cắm chung bếp từ với một thiết bị sử dụng điện khác. Để xử lý các bạn hãy kiểm tra lại nguồn điện xem có ổn định không? Dây cắm có vào điện không? Dây có bị đứt ở đâu đó không?

Sau khi kiểm tra các vấn đề bên trên, nếu bếp từ vẫn không nóng thì chứng tỏ lỗi phát sinh là từ bo mạch bên trong bếp. Phổ biến nhất là do tụ điện. Các bạn hãy mang bếp ra cửa hàng để sửa chữa hoặc liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ tại nhà nhé!

6. Cách xử lý lỗi bếp từ tự ngắt

Có khá nhiều trường hợp bếp từ bị lỗi tự ngắt. Các bạn hãy xem thử bếp từ nhà mình đang gặp phải lỗi nào dưới đây nhé:

  • Bếp từ lên nguồn rồi tắt luôn: Là do hỏng các linh kiện bên trong đặc biệt là các con trở
  • Bếp từ đang sử dụng, tự ngắt điện: Là do bếp bị quá nhiệt hoặc nước bắn ra mặt bếp bị ướt
  • Bếp từ bị ngắt khi nhấc nồi lên: Là do không có dụng cụ nấu trên bếp, thường kèm theo lỗi U
  • Bếp từ vận hành khoảng 30 giây thì bị ngắt điện: Là do quạt tản nhiệt của bếp đã bị hỏng nên khi bếp hoạt động nhiệt lượng tỏa ra lớn mà không thể tản nhiệt. Thường kèm theo mã lỗi E4, E5, E6, E7, E8, E9
  • Bếp từ đóng ngắt điện liên tục: Là do bo mạch chính của bếp có vấn đề, bị hỏng
  • Bếp từ kêu tít tít, o o rồi tắt: Là do xong lồi không phù hợp, thường kèm theo lỗi E0 hoặc E

lỗi bếp từ không nóng

Nhìn chung cách xử lý các lỗi bếp từ tự ngắt cũng tương tự như các mã lỗi mã mình đã chia sẻ bên trên. Các bạn hãy xác định xem nguyên nhân bếp từ bị lỗi tự ngắt là do đâu. Sau đó thực hiện theo các giải pháp xử lý mà mình đã hướng dẫn nhé!

7. Cách xử lý lỗi bếp từ kêu to

Tại sao bếp từ lại kêu? Nguyên nhân phổ biến khi bếp từ xuất hiện tiếng kêu là do bộ phận quạt tản nhiệt. Tất cả các sản phẩm bếp từ đều được thiết kế bộ phận quạt gió để giúp bếp làm nguội. Đây là cách xử lý của nhà sản xuất để tránh quá nhiệt cho động cơ của bếp. Giúp bếp từ sử dụng bền bỉ và kéo dài tuổi thọ.

Trong quá trình sử dụng nếu bạn thấy bếp từ kêu từ bộ quận quạt gió thì cũng không nên lo lắng quá nhiều. Bởi đây là cơ chế hoạt động bình thường của bếp. Cách khắc phục lỗi bếp từ kêu to rất đơn giản. Bạn chỉ cần điều chỉnh nhiệt độ bếp nấu thích hợp là có thể cải thiện. Đồng thời không nên đun bếp kéo dài quá lâu khiến nhiệt độ trong bếp quá nóng. Lúc này quạt tản nhiệt sẽ phải hoạt động hết công suất khiến bếp từ phát ra tiếng kêu to hơn.

8. Cách xử lý bếp từ bị lỗi cảm ứng

Bếp từ bị lỗi cảm ứng có thể đến từ các nguyên nhân sau đây:

  • Bếp đang ở trạng thái khóa bảng điều khiển hoặc khóa trẻ em: Hãy vô hiệu hóa các chức năng này là được.
  • Do tay bị ướt, tay mồ hôi: Hãy lau tay khô là được.
  • Bề mặt bếp từ bị bẩn, bị ướt: Hãy lau khô bề mặt bếp là được.
  • Bếp từ bị hỏng bo mạch điều khiển: Bạn không thể tự sửa lỗi bếp từ này ở nhà!

bếp từ bị lỗi cảm ứng

Như vậy chỉ cần kiểm tra xem bếp từ bị lỗi cảm ứng do đâu, nếu không phải do hỏng bo mạch điều khiển thì bạn hoàn toàn có thể xử lý lỗi bếp từ không nhận cảm ứng một cách dễ dàng. Trái lại, nếu đã thử khắc phục với những cách kể trên mà vẫn không được thì thật buồn vì bếp từ nhà bạn đã bị lỗi bo mạch điều khiển. Hãy mang bếp ra thợ sửa chữa hoặc liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ nhé!

9. Cách xử lý bếp từ bị lỗi hẹn giờ

Hẹn giờ là một trong những tính năng có ở hầu hết các loại bếp từ. Tính năng này hỗ trợ người sử dụng cài đặt sẵn một khoảng thời gian đun nấu nhất định cho món ăn của mình. Sau đó bếp tự tắt mà không cần đứng bên cạnh bếp. Đây là một chức năng rất tiện cho các món canh, soup, ninh, hầm. Tuy nhiên sẽ có một vài trường hợp các bạn có thể gặp tình trạng bếp từ bị lỗi hẹn giờ. Ví dụ như:

Khi đang nấu ăn, đã cài chế độ hẹn giờ nhưng chưa hết thời gian hẹn giờ mà bếp đã từ tắt. Với lỗi hẹn giờ bếp từ này, thường xảy ra là do tình trạng vùng nấu của bếp từ đang bị quá nhiệt. Kèm theo đó có thể là mã lỗi bếp từ E4, E5, E6, E7, E8, E9. Tính năng tự động tắt khi bếp quá nhiệt có thể được kích hoạt. Để xử lý lỗi bếp từ này, các bạn cần để bếp hạ nhiệt. Sau đó khởi động lại bếp để tiếp tục đun nấu là được. Hoặc dựa theo từng mã lỗi bếp từ và xem cách xử lý bên trên mình đã hướng dẫn nhé!

bếp từ bị lỗi hẹn giờ

Một trường hợp khác, khi chưa hết thời gia đã cài hẹn giờ mà bạn đột ngột nhấc nồi, chảo ra khỏi vùng nấu. Lúc này sẽ xảy ra báo lỗi. Lỗi được cảnh báo có thể là mã lỗi E, E0 hoặc U. Kèm theo đó là tiếng kêu tít tít. Đây là lỗi cảnh báo bếp trống không có nồi chứ không phải là bếp từ bị lỗi hẹn giờ. Lỗi bếp từ này mình cũng đã chia sẻ trong bảng mã lỗi bếp từ thường gặp bên trên. Các bạn chỉ cần đặt nồi trở lại bếp, sau đó hủy chế độ hẹn giờ và tắt bếp trước khi nhấc nồi ra là được.

*** Để tắt chế độ hẹn giờ của bếp từ, bạn bấm vào biểu tượng hẹn giờ trên bếp từ. Sau đó điều chỉnh thời gian hẹn giờ về 0 là xong.

10. Kinh nghiệm dùng bếp từ an toàn và bền lâu

Để tránh gặp phải các sự cố bếp từ như vừa kể trên. Trong quá trình sử dụng bếp để nấu ăn hàng ngày các bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau đây nhé!

  • Để bếp nơi khô thoáng tránh xa các nguồn nhiệt khác. Đặc biệt là không sử dụng song song bếp từ bên cạnh bếp gas.
  • Sau mỗi lượt nấu bếp nên cho bếp nghỉ từ 5 – 10 phút là tốt nhất.
  • Khi bếp từ xuất hiện các mã lỗi về vấn đề quá nhiệt như E4, E5, E6, E7, E8, E9 thì không nên tiếp tục ép bếp nấu nữa. Lúc này nên cho bếp nghỉ ngơi. Sau đó kiểm tra lại bộ tản nhiệt để đảm bảo bếp hoạt động tốt cho lần sử dụng kế tiếp.
  • Nên sử dụng ổn áp, li-oa để ổn định nguồn điện đầu vào cho bếp từ
  • Bếp từ có công suất lớn >2000 W. Vì thế bạn cần sử dụng ổ cắm điện riêng. Không dùng chung với các thiết bị điện khác như tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện… để tránh nguy cơ cháy nổ hoặc chập mạch điện.
  • Không đun nấu ở mức công suất cao kéo dài quá lâu. Nó rất dễ làm bếp quá nhiệt và gây tốn điện
  • Dùng nồi có kích cỡ phù hợp. Nồi chảo có đáy phẳng và đường kính từ 10 cm – 26 cm là thích hợp nhất
  • Hãy nhớ lau khô đáy nồi trước khi đặt lên bếp
  • Đừng quên vệ sinh bếp từ sau mỗi lần sử dụng

Trên đây là một vài kinh nghiệm sử dụng bếp từ an toàn và kéo dài tuổi thọ cho bếp từ. Đồng thời cũng là biện pháp bạn hạn chế tối đa các sự cố bếp từ không mong muốn. Hy vọng với bài viết về các mã lỗi bếp từ thường gặp này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc xác định nguyên nhân vì sao bếp từ bị lỗi để có được cách xử lý bếp từ tại nhà hiệu quả nhất.

Chúc các bạn thành công!