Độ cứng của nước là gì? Vì sao cần dùng muối làm mềm nước?

Nước cũng có độ cứng. Và độ cứng trong nước nếu không được xử lý sẽ là nguyên nhân gây tắc nghẽn đường ống nước, vòi phun trong máy rửa bát. Rất nhiều người khi tìm hiểu về cách sử dụng máy rửa bát lần đầu đã có thắc mắc “Độ cứng của nước là gì?” Liệu nó có ảnh hưởng như thế nào tới máy rửa bát? Và vì sao máy rửa bát lại cần sử dụng tới muối? Sự thắc mắc của bạn sẽ được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp ngay sau đây.

Nước cúng là gì?

1. Nước cứng là gì?

Nước cứng là loại nước có thành phần chủ yếu là các khoáng chất hòa tan dưới dạng các ion. Chủ yếu là cation của kim loại canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) cao vượt quá mức cho phép (trên 300mg/lít). Thêm vào đó, trong nước cứng cũng có thể chứa một hàm lượng nhỏ các ion sắt và những ion kim loại khác như stronti, nhôm, bari, mangan, kẽm,…

Tùy theo nồng độ canxi (Ca2+) và magie (Mg2+) có thể đo độ cứng của nước như sau:

  • Từ 0 đến 60 mg/lít: Nước mềm
  • Từ 60 – 120 mg/lít: Nước cứng vừa phải
  • Từ 121 – 180 mg/lít: Nước cứng
  • Trên 180 mg/lít: Nước rất cứng

Ngoài ra nước cứng còn được chia làm 2 loại chính là:

  • Nước cứng tạm thời: Là loại nước chứa các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Độ cứng tạm thời của nước có thể được làm mềm. Hoặc bị thay đổi thường xuyên do tác động của nhiều yếu tố như nhiệt độ, lượng mưa… Cách đơn giản nhất để làm mềm nước cứng tạm thời là đun sôi nước.
  • Nước cứng vĩnh cửu: Là loại nước có chứa các loại muối như MgSO4, MgCl2, CaCl2, CaSO4. Khác với nước cứng tạm thời, nước cứng vĩnh cửu thường không thể khắc phục được bằng cách đun sôi. Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu, người ta dùng các hóa chất làm mềm nước như: baking soda (Na2CO3), xút NaOH, hydroxit bari Ba(OH)2, photphat natri Na3PO4. Hoặc chưng cất cũng là phương pháp làm mềm nước cứng vĩnh cửu hiệu quả. Tuy nhiên, với khối lượng nước nhiều thì trở thành bất khả thi.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần quan tâm đến độ cứng tạm thời. Vì chúng có ảnh hưởng nhiều hơn và là độ cứng vĩnh viễn.

2. Đơn vị đo độ cứng của nước

Độ cứng của nước được đo bằng nồng độ các ion Ca2+ và Mg2+ trong nước. Mỗi quốc gia đều có đơn vị đo nước cứng riêng. Hiện tại chưa có đơn vị quốc tế cho độ cứng. Ở Pháp dùng đơn vị °f, ở Đức dùng °dH, ở Anh dùng °e. Còn đối với Việt Nam thì người ta thường dùng mili đương lượng trong 1 lít (mđlg/l). Nếu độ cứng của nước quá bé thì dùng micro đương lượng trong 1 lít (mcrđlg/l).

mmol / Lppm, mg / LdGH, ° dHgpg° điện tử, ° Clark° F
mmol / L10.0099910,17830,1710,14240,09991
ppm, mg / L100,1117.8517,1214,2510
dGH, ° dH5,6080,0560310,95910,79860,5603
gpg5,8470,058421,04310,83270,5842
° điện tử, ° Clark7,0220,070161,2521.20110,7016
° F10,010.11.7851,7121.4251
Ví dụ: 1 mmol / L = 100,1 ppm và 1 ppm = 0,056 dGH.

Độ cứng của nước trên 100 ppm được coi là nước cứng và dưới mức đó được gọi là nước mềm.

Trong đó:

  • Ppm: 1 mg/l CaCO3
  • Gpg: 64,8 mg canxi cacbonat mỗi gallon( 3,79 lít) hoặc 17,118 ppm
  • 1 mmol/l tương đương với 100,09 mg/l CaCO3 hoặc 40,08 mg/l Ca2+
  • 0dH : 10 mg/l CaO hoặc 17,848 ppm
  • de: 64,8 mg CaCO3 mỗi 4,55 lít nước tương đương 14,254 ppm
  • 0f : 10 mg/l CaCO3 tương đương với 10 ppm

Đơn vị đo độ cứng của nước

3. Tác hại của nước cứng với máy rửa bát

Đối với máy rửa bát, nếu nước cứng không được làm mềm trong quá trình vận hành máy sẽ khiến các đường ống dẫn nước, vòi phun bị tắc nghẽn do mảng bám cặn vôi lâu ngày tích tụ hình thành. Đặc biệt là nước có độ cứng tạm thời sẽ có ảnh hưởng rất lớn. Vì thành phần của nó là muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Chúng có thể hòa tan hoàn toàn nhưng không ổn định và không bền. Chúng có thể dễ dàng bị phân hủy thành CaCo3, MgCo3 là loại muối kết tủa.

Máy rửa bát không dùng muối làm mềm nước

Chính vì vậy, khi sử dụng máy rửa bát chúng ta sẽ cần sử dụng tới muối rửa bát để làm mềm nước cứng. Bên dưới đáy các loại máy rửa bát đều có 1 khoang chứa muối làm mềm nước. Khi sử dụng bạn chỉ cần đổ đầy muối rửa bát vào khoang chứa đó. Mỗi lần đổ đầy có thể sử dụng 4 – 6 tháng, tùy loại máy.

Ngoài ra, các loại máy rửa bát cao cấp hiện nay đều có chế độ đèn báo khi hết muối. Khi đèn báo hết muối bạn sẽ cần phải kiểm tra và đổ thêm để không ảnh hưởng đến các thiết bị trong máy. Lưu ý bạn không được bỏ bột hay viên rửa bát vào khoang đựng muối để không làm hỏng hệ thống khử độ cứng của nước. Đồng thời muối rửa bát không phải các loại muối ăn thông thường. Nếu máy rửa bát nhà bạn không có đèn báo trạng thái muối thì nên đổ thêm muối rửa bát 1 tháng/1 lần, vào lúc vệ sinh máy định kỳ hàng tháng.

4. Phương pháp xác định độ cứng của nước

Độ cứng của nước thường được biểu thị bằng CaCO3 có thể phân loại như sau:

  • CaCO3 <50 mg/l là nước mềm
  • CaCO3 ~ 150mg/l là nước cứng ở mức độ trung bình
  • CaCO3 >300 mg/l là nước rất cứng và sử dụng gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dùng

Thường mọi người sẽ sử dụng các loại thuốc thử và dựa vào phản ứng của nước với thuốc thử để tính toán được hàm lượng Ca, Mg trong nước từ đó xác định độ cứng của nước. Còn để áp dụng phương pháp chuẩn độ Complexon, người ta sẽ sử dụng dung dịch đệm là NH3 + NH4Cl có pH = 10 bằng chỉ thị eriocrom đen T để xác định độ cứng của nước.

Khi mua máy rửa bát mới, các bạn sẽ tìm thấy một que thử độ cứng của nước đi kèm. Từ đó có thể dễ dàng đo được độ cứng của nước và cài đặt chế độ muối làm mềm nước sao cho hiệu quả.

  • Trong nước máy hiện nay, độ cứng tạm thời của nước là khoảng 1.8 – 3.6 mgdl/l hay 10 – 18 dH (178 – 320.4 ppm). Tương ứng với chế độ cài đặt muối ở mức 2 – mức 4.
  • Trong nước giếng khoan, độ cứng tạm thời của nước là khoảng 4.0 -5.0 mgdl/l hay 23 – 28 dH (409.4 – 498.4 ppm). Tương ứng với chế độ cài đặt muối ở mức 5 – mức 6.
Que đo độ cứng của nước trong máy rửa bát
Que đo độ cứng của nước trong máy rửa bát

Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt chế độ muối làm mềm nước cho máy rửa bát

5. Các dấu hiệu nhận biết nước cứng trong gia đình

Không chỉ đối với máy rửa bát cần xác định độ cứng của nước. Mà trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, độ cứng của nước có thể gây ra rất nhiều phiền toái. Đặc biệt là có sự ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Việc sử dụng nước cứng có thể gây kích ứng da nhẹ và sử dụng trong thời gian dài có khả năng gây sỏi thận. Vì thế, gia đình bạn hãy kiểm tra và nhận biết độ cứng của nước để có cách xử lý hiệu quả nhất nhé!

  • Nước cứng có hàm lượng magie cao sẽ có vị đắng.
  • Khi đun sôi, trong nước xuất hiện kết tủa có màu trắng lơ lửng, đây chính là kết tủa MgCO3 và CaCO3.
  • Nếu dùng nước cứng để pha cà phê hoặc trà, sẽ có 1 lớp váng mỏng xuất hiện trên bề mặt.
  • Xà phòng tạo ít bọt hơn khi hòa vào nước cứng.
  • Xuất hiện các vết hoen gỉ, mảng bám tại các thiết bị đường ống dẫn nước, thậm chí gây tắc đối với các đường ống nhỏ, nhất là vòi hoa sen.
  • Các dụng cụ chứa nước, ấm đun nước, bình nước nóng lạnh, đáy lồng máy giặt… xuất hiện mảng bám, cặn.
  • Nước cứng khi dùng để làm nước đá sẽ tạo ra viên đá đục màu và nhanh tan chảy hơn thông thường.
  • Bột giặt hay các chất tẩy rửa khác khó hòa tan trong nước, ít ra bọt, dẫn đến quần áo và các đồ dùng bằng vải sau khi giặt vẫn còn dính cặn bột giặt, thậm chí có cảm giác thô ráp và xỉn màu.
  • Sau một thời gian sử dụng, các vật dụng dùng để đun nấu bằng kim loại như nồi, chảo,… và đặc biệt là ấm đun nước sẽ xuất hiện các lớp cặn hay mảng trắng đọng lại dưới đáy.
dấu hiệu nhận biết nước cứng
Các dấu hiệu nhận biết nước cứng

5. Tư vấn sử dụng muối làm mềm nước cho máy rửa bát

Qua những nội dung bên trên, có lẽ bạn đã hiểu được nước cứng là gì? Độ cứng trong nước là bao nhiêu thì được coi là nước cứng. Và những tác hại của nước cứng đối với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Riêng với máy rửa bát, nếu muốn bảo vệ máy khỏi các tác nhân gây tắc nghẽn đường ống nước và vòi phun thì việc sử dụng muối rửa bát là hết sức cần thiết. Muối rửa bát có tác dụng làm mềm nước cứng. Nhờ đó giúp máy rửa bát hoạt động tốt hơn ở nhiệt độ cao. Đồng thời bảo vệ máy rửa bát trước các tác hại của nước cứng như Canxi, Magie.

5.1. Các loại muối làm mềm nước

Các loại Muối rửa bát

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại muối rửa bát khác nhau. Nhìn chung chúng đều có tác dụng làm mềm nước hiệu quả. Tuy nhiên bạn vẫn cần tìm hiểu và lựa chọn địa chỉ uy tín để mua đúng hàng đúng chất lượng nhé! Sau đây là một số loại muối rửa bát tốt nhất trên thị trường hiện nay mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn.

  • Muối rửa bát Finish. Giá khoảng 130.000 đồng / túi 1,2 kg, 150.000 đồng / túi 1,5 kg, hoặc 300.000 đồng / túi 4kg
  • Muối rửa bát Alio Compact. Giá khoảng 290.000 đồng / 2 kg
  • Muối rửa bát Somat. Giá khoảng 140.000 đồng / túi 1,2 kg
  • Muối rửa bát Ludwik. Giá khoảng 120.000 đồng / túi 1,5 kg
  • Muối rửa bát Rossy. Giá khoảng 290.000 đồng / túi 1,2 kg
  • Muối rửa bát Fabulous Cube. Giá khoảng 105.000 đồng / túi 1,5 kg

5.2. Hướng dẫn cách thêm muối vào máy rửa bát

  • Bước 1: Dỡ khay đỡ bên dưới khỏi máy rửa bát để thấy hộc chứa muối. Bạn sẽ cần phải nâng khay đỡ lên một chút để tháo nó ra khỏi con lăn. Hộc chứa muối nằm ở dưới đáy của máy rửa bát và lệch về một bên.
  • Bước 2: Mở nắp hộc muối và kiểm tra mực nước. Nếu nước cạn bạn cần đổ đầy thêm nước cho tới cách miệng khoảng 3mm là hợp lý.
  • Bước 3: Bổ sung muối rửa bát chuyên dụng vào trong hộc chứa muối cho tới khi đầy. Ở bước này bạn nên sử dụng phễu để đổ muối vào hộc giúp tránh khỏi tình trạng rơi vãi. Nên giữ phễu bên trên hộc chứa để tránh trường hợp phễu bị ướt có thể làm muỗi dính vào phễu.
  • Bước 4: Lau sạch phần muối thừa bị rơi vãi ra xung quanh. Nếu bạn để yên muối rửa bát bị rơi vãi ra ngoài mà không lau đi, nó sẽ hòa trộn với nước ở bên ngoài và dính vào các bề mặt của bát đĩa.
  • Bước 5: Vặn chặt lại lắp hộc muối.
  • Bước 6: Lắp lại khay đỡ bát đĩa vào máy rửa bát. Bạn cũng có thể chạy chế độ rửa sạch mà không có bát đĩa bên trong máy. Như vậy muối rơi vãi sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

5.3. Hướng dẫn cài đặt chế độ muối làm mềm nước cứng

Các loại máy rửa bát khác nhau sẽ có các chế độ cài đặt muối làm mềm nước khác nhau. Có thể là từ H1 – H6 (máy rửa bát Eurosun), hoặc từ H1 – H7 (máy rửa bát Bosch), từ 1 – 10 (máy rửa bát Electrolux).

Để cài đặt chế độ muối phù hợp bạn cần đo độ cứng của nước để xác định mức độ cứng là bao nhiêu. Đối với máy rửa bát mới, thường có kèm theo que thử độ cứng của nước. Ngoài ra các bạn cũng có thể tìm mua que thử độ cứng nước trên mạng (giá rất rẻ trên dưới 20k / hộp) để đo. Từ đó có thể điều chỉnh mức độ muối cho máy rửa bát thích hợp.

Hướng dẫn cài đặt chế độ muối làm mềm nước cho máy rửa bát
Ví dụ, 6 mức độ muối trên máy rửa bát Eurosun

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo cách điều chỉnh mức độ muối dựa theo kinh nghiệm sử dung như sau:

  • Nếu rửa bát đĩa xong thấy có muội trắng, cặn vôi canxi còn bám vào bát đĩa thì nên tăng mức độ muối lên.
  • Thông thường với các gia đình dùng nước máy thì nên cài đặt muối làm mềm nước ở mức H3 – H4. Nếu dùng viên rửa bát All in One thì có thể cài đặt mức muối thấp hơn H1 – H2. Vì trong viên rửa bát All in One thường được tích hợp thêm cả muối làm mềm nước và chất làm bóng.
  • Với gia đình còn dùng nước giếng khoan thì tốt nhất là nên cài mức muối ở chế độ H4 – H6.
  • Nếu gia đình bạn có lắp thêm bộ lọc nước Ro, thì mức cài đặt muối cũng sẽ thấp hơn. Có thể đặt ở mức H1 – H3 chẳng hạn.

6. Tổng kết

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc “Độ cứng của nước là gì? Vì sao cần dùng muối làm mềm nước?” Hy vọng các bạn đã hiểu được tầm quan trọng của muối làm mềm nước đối với máy rửa bát. Cùng với đó cũng phần nào xác định được độ cứng của nước đối với các tiêu chí khác xung quanh cuộc sống hàng ngày và có biện pháp xử lý tốt nhất.

Cuối cùng, chúc các bạn có được khoảng thời gian hữu ích và vui vẻ khi tìm hiểu về cách sử dụng máy rửa bát. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào chưa được giải đáp. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.