Nội dung
Bếp từ “KÉN NỒI” là vì nguyên lý hoạt động của từ trường cảm ứng. Nhiều người vì chưa tìm hiểu kỹ bếp từ là gì trước khi mua. Vậy nên thường hiểu lầm bếp từ không nhận nồi là bị lỗi, bị hỏng. Thế nhưng thực tế không hẳn là vậy. Bếp từ có thể báo lỗi E0, U không nhận nồi nhưng không phải do bếp bị hỏng. Các lỗi này hoàn toàn có thể khắc phục tại nhà một cách đơn giản mà không cần tốn tiền ra tiệm sửa chữa. Các bạn hãy kiểm tra lại xem bếp từ nhà mình có mắc phải 3 lý do cơ bản sau đây không nhé!
1. Bếp từ không nhận nồi do dùng sai chất liệu nồi
Sử dụng đúng loại nồi dành cho bếp từ rất quan trọng. Vì nó quyết định trực tiếp tới vấn đề bếp từ có nhận nồi hay không? Theo nguyên lý hoạt động, bếp từ sẽ chỉ nhận các loại nồi có đáy được làm bằng chất liệu nhiễm từ. Ví dụ như đáy làm bằng gang, thép, Inox 403. Đặc biệt với các loại nồi Inox, các bạn phải lưu ý lựa chọn các loại nồi có đáy làm bằng Inox 403. Vì rất nhiều người đã nhầm lẫn khi cho rằng tất cả các loại nồi Inox đều có thể đun trên bếp từ. Cũng như việc sử dụng chất liệu nồi nhôm cho bếp từ vậy.
Các loại nồi như nhôm, Inox 304, Inox 201 mặc dù là được làm từ chất liệu kim loại. Nhưng chúng lại không phải là kim loại nhiễm từ. Vì thế khi sử dụng trên bếp từ sẽ có hiện tượng bếp từ không nhận nồi. Tức là bếp không nóng khiến bạn không thể nấu chín được thức ăn. Các bạn có thể kiểm tra chất liệu nồi có nhiễm từ không bằng 1 thỏi nam châm. Hoặc kiểm tra các ký hiệu in dưới đáy nồi.

Đối với các loại nồi làm bằng chất liệu nhôm hoặc Inox 304, Inox 201…, nếu muốn sử dụng trên bếp từ thì bắt buộc phải có đáy được dán thêm 1 lớp chất liệu nhiễm từ. Phổ biến nhất hiên nay chính là sử dụng chất liệu Inox 403. Hoặc sử dụng thêm đế chuyển nhiệt bếp từ chuyên dụng.
Tóm lại, khi tìm mua nồi dùng cho bếp từ các bạn hãy lưu ý bắt buộc phải là nồi có đáy làm bằng vật liệu nhiễm từ. Như vậy mới có thể kích hoạt từ trường sinh nhiệt để nấu chín thức ăn.
2. Bếp từ không nhận nồi do đặt nồi sai vị trí
Bên cạnh nguyên nhân chính khiến bếp từ không nhận nồi là do chọn sai chất liệu nồi. Thì cũng có một số nguyên nhân khác quan khác xảy ra. Chẳng hạn như một số trường hợp có thể do bạn đặt nồi sai vị trí trung tâm vùng nấu. Mặc dù các loại bếp từ Inverter cao cấp hiện nay đều được trang bị chức năng tự động nhận diện vùng nấu. Tuy nhiên, vị trí đặt nồi cũng đóng vai trò rất lớn trong quá trình vận hành của bếp.
Tất cả các sản phẩm bếp từ cao cấp hiện nay đều được thiết kế với sạng trọng và hiện đại. Các khu vực trung tâm vùng nấu đều được định vị bởi những kí hiệu khác nhau. Có mẫu bếp sẽ được định vị bằng vòng tròn. Có mẫu bếp lại được định vị bằng ô lưới vuông. Cũng có những mẫu bếp được định vị bằng hình dấu công thanh thoát. Mục đich chính của việc thiết kế các kí hiệu định vị này chính là để các bạn đặt nồi đúng trung tâm của mâm từ. Giúp cho việc nhận diện nồi chính xác hơn. Từ đó đem lại hiệu quả đun nấu tốt nhất.
Cách xử lý vấn đề này rất đơn giản. Bạn chỉ cần đặt lại đúng vị trí nồi và bếp sẽ hoạt động bình thường.
3. Bếp từ không nhận nồi do nồi đáy nồi không bằng phẳng
Đối với bếp từ, lựa chọn nồi để đun nấu rất quan trọng. Bên cạnh việc chọn đúng chât liệu nồi, các bạn cần lưu ý chọn nồi có đáy phải thật bằng phẳng. Các loại nồi có đáy cong vênh, lồi lõm sẽ khiến cho bếp từ xảy ra lỗi không nhận nồi.
Ngoài ra, bếp từ có đáy quá nhỏ cũng sẽ khiến bếp từ báo lỗi không nhận nồi. Thông thường mặt đáy của nồi đun trên bếp từ nên có kích thường từ 10 cm trở lên. Như vậy mới đủ để mâm từ nhận diện vùng nấu có nồi. Nếu không nó sẽ liên tục báo các lỗi E0 hoặc U.
Để khắc phục tình trạng này, các bạn chỉ cần lựa chọn các loại nồi đun trên bếp từ được làm bằng chất liệu nhiễm từ và có đáy bằng phẳng. Kích thước đáy thích hợp nhất với các mẫu bếp từ phổ thông là từ 10 – 26cm. Với các loại nồi có đáy lớn hơn các bạn nên tham khảo mua các loại bếp từ có vùng nấu lớn để đem lại hiệu quả sử dụng tốt nhất.
4. Bếp từ không nhận nồi do lỗi quá nhiệt E1
Bếp từ đun nấu trong một thời gian dài với công suất điện lớn có thể khiến quạt gió không hoạt động. Điều này sẽ khiến cho bếp từ không thể làm mát dẫn tới hệ thống cảm biến nhiệt đưa ra cảnh báo và ngừng hoạt động. Trường hợp này cũng có thể khiến bếp từ rơi vào tình trạng không nhận nồi do cảm biến quá nhiệt. Đồng thời báo lỗi E1, không thể tiếp tục sử dụng bếp.
Cách khắc phục trong tình huống này là tắt bếp ngay trong vòng 15 phút nhưng không rút điện để quạt gió làm mát bếp. Hãy nhấc nồi khỏi bếp để bếp được tản nhiệt nhanh hơn. Sau khi bếp đã giảm nhiệt độ nên chờ thêm khoảng 15 – 20 phút nữa rồi hãy khởi động bếp. Tức là bạn không nên sử dụng bếp tối thiểu là 30 phút.
Sau khi bếp từ đã mát bạn khởi động lại bếp để sử dụng những vẫn báo lỗi khiến cho bếp không nhận nồi. Thì rất có thể linh kiện cảm biến nhiệt trong bếp từ đã bị hỏng. Trường hợp này mời bạn tham khảo lý do số 5 dưới đây nhé!
5. Bếp từ không nhận nồi do hỏng linh kiện
Nếu đã kiếm tra các vấn đề liên quan tới nồi bếp từ. Nhưng vẫn không khắc phục được sự cố này. Thì rất có thể bếp từ của bạn đã bị hỏng tụ điện hoặc cảm biến từ. Mà đa phần là do hỏng tụ IC. Trong trường hợp này, các bạn bắt buộc phải liên hệ với trung tâm bảo hành bêp từ. Hoặc mang bếp ra ngoài tiệm sửa chữa. Chi phí sửa bếp từ không nhận nồi dao động khoảng 120.000 đồng – 650.000 đồng tùy loại bếp.
Ngoài ra, nếu bạn có kiến thức am hiểu về mạch điện có thể tự kiểm tra và sửa bếp từ tại nhà theo một số hướng dẫn sau đây.
- Kiểm tra các điện trở hồi tiếp xung cao áp có bị hỏng, bị chết đứt không. Các điện trở này thường có giá trị điện trở cao như 120K, 240K, 270K, 330K, 390K, 470K…
- Kiểm tra tụ điện lọc nguồn 5uF xem có bị yếu, bị khô hoàn toàn không, nếu không đạt thông số kỹ thuật thì cần thay thế tụ lọc nguồn này.
- Kiểm tra IC đồng bộ xung điều khiển xem có bị cháy không. Thông thường đó là các IC so sánh, khuếch đại như LM358, LM339, LM324 .
- Kiểm tra tụ điện dao động 0.24uF-1200V, 0,27uF-1200V , 0,33uF-1200V bị hỏng. Tụ điện này đấu song song với mâm dây các bạn có thể kiểm tra và thay thế.
- Kiêm tra nguồn 18V. Mất nguồn 18V nuôi tầng kích IGBT cũng có thể khiển xảy ra lỗi bếp từ không nhận nồi. Các bạn cần khắc phục để bếp từ có nguồn 18V trở lại.
6. Tổng kết
Trên đây là các lỗi bếp từ không nhận nồi có thể xảy ra trong quá trình đun nấu hàng ngày của các gia đình. Có thể thấy những lỗi cơ bản nhất khiến bếp từ không nhận nồi chính là dùng sai loại nồi tiêu chuẩn dành cho bếp từ. Qua đây các bạn hãy lưu ý, bước đầu tiên là kiểm tra xem vấn đề có phải do nồi nấu của bạn gây ra hay không nhé. Các bạn nên lựa chọn các loại nồi dành cho bếp từ đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Nồi dành cho bếp từ có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên phải có đáy làm bằng vật liệu nhiễm từ. Phổ biến nhất hiện nay chính là chất liệu Inox 403. Nếu không bắt buộc các bạn phải sử dụng thêm đế chuyển nhiệt cho bếp từ.
- Nồi đun trên bếp từ phải có đáy bằng phằng, không cong vênh, không nồi lõm
- Đáy nồi đun trên bếp từ phải có kích thước lớn hơn 10cm. Với các loại nồi có đáy to như nồi luộc gà, các bạn nên tham khảo sử dụng các loại bếp từ có vùng nấu lớn để có hiệu quả sử dụng tốt nhất.
Cuối cùng, cảm ơn các bạn đã theo dõi Blog của Hagaco.VN. Hy vọng chúng tôi đã mang tới những thông tin hữu ích nhất dành cho bạn. Nhân tiện đây, chúng tôi đang triển khai một số chương trình khuyến mại bếp từ hấp dẫn. Nếu có nhu cầu mua thêm bếp từ mới, hoặc giới thiệu bạn bè, người thân thay thế bếp ga bằng bếp từ. Thì đừng bỏ qua dịp khuyến mại bùng nổ này của chúng tôi nhé. Chi tiết các sản phẩm bếp từ đang được khuyến mại được cập nhật tại đây.